Tin Công ty DHD

Biển Đông: Vùng biển chung dành riêng cho Trung Quốc!

Thứ ba, 12/7/2011 | 13:09 GMT+7
GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc Đại học New South Wales lập luận trên YaleGlobal rằng bằng cách tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, Trung Quốc chối bỏ công ước Luật biển 1982.  

Căng thẳng hiện nay trên vùng biển Đông bắt đầu vào năm 2009 sau khi Ủy ban Liên hợp quốc về các giới hạn của thềm lục địa đề ra hạn chót để nộp yêu cầu chủ quyền cho thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lí theo UNCLOS.  Sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình yêu sách, Trung Quốc đệ trình một bản đồ với chín đường đứt đoạnđòi hỏi chủ quyền hầu như chiếm trọn biển này.  Sáu quốc gia ven biển này, và các quốc gia khác cũng có cổ phần lớn trong kết quả.  Tuyên bố mở rộng đó nằm phía sau sự căng thẳng ngày càng tăng trong vùng biển Đông.

Khi trung tâm của nền kinh tế toàn cầu chuyển về hướng đông, phản ánh sự trỗi dậy của Trung Quốc như là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, các tuyến đường thương mại phục vụ khu vực đã có tầm quan trọng lớn hơn.  Nó cũng mang lại sự chú ý mới đối với Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, hoặc UNCLOS.  Chế độ pháp lí quốc tế này đã quản lí trật tự toàn cầu trên biển trong thập kỉ rưởi vừa qua và Đông Á đã nổi lên như một đấu trường xung đột mới.

Trung Quốc đã đưa ra các tín hiệu bác bỏ UNCLOS bằng cách khẳng định "chủ quyền không thể chối cãi" trên biển Đông.  Tư thế này xung đột với tuyên bố của sáu nướcven biển khác - Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei - tất cả đều có các khiếu nại pháp lí khác nhau về các lãnh hải, địa hình và, hải đảo dựa trên UNCLOS.

Những tuyên bố chủ quyền cả thập kỉ đã trở nên cấp thiết hơn với sự xuất hiện của Trung Quốc như là một quốc gia thương mại lớn, phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào các tuyến đường vận chuyển quốc tế mở rộng từ các nước Đông Á đến Trung Đông.  Trung Quốc, trước đây đã từng tự túc nguồn năng lượng, bây giờ nhập khẩu dầu và sự phụ thuộc của nó vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên sẽ gia tăng rõ rệt trong hai thập kỉ tới.  Sự quan ngại của Trung Quốc về sự an toàn của các tuyến đường giao thông trên biển và nhu cầu cho các nguồn năng lượng hydrocarbon hội tụ trên biển Đông, được cho là chứa những mỏ dầu và khí đốt lớn.

UNCLOS có hiệu lực vào năm 1996 như là một chế độ pháp lí toàn cầu, quy định các quyền và trách nhiệm của quốc gia ven biển trong lĩnh vực hàng hải.  UNCLOS là một sự thỏa hiệp đẻo gọt tinh tế giữa các nước ven biển và các quốc gia sử dụng biển khơi cho sự thịnh vượng của nền kinh tế của họ.

Theo UNCLOS, tất cả các quốc gia ven biển được quyền thiết lập là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lí từ đường bờ biển của họ.  Họ được trao chủ quyền đối với tất cả các nguồn tài nguyên bên trong khu vực này bao gồm cả biển và đáy biển.  Các quốc gia sử dụng biển được trao quyền quá cảnh qua vùng đặc quyền kinh tế bằng đường biển và bằng đường hàng không.

TQ xây dựng những kiến trúc như thế này trên biển Đông để đòi hỏi chủ quyền cho lãnh hải.
Ảnh minh họa: QNCBĐ

UNCLOS đã buộc cả các nước ven biển lẫn các nước sử dụng phải tôn trọng các quyền của nhau.

Ngoài ra, UNCLOS đã thực hiện một sự phân biệt giữa các đảo và địa hình (feature) khác , chẳng hạn như đá.  Đảo được định nghĩa là diện tích đất được bao quanh bởi nước có thể tự nó chu cấp được việc cư trú của con người và có một chức năng kinh tế.  Đảo theo luật pháp quốc tế được đặc quyền kinh tế hưởng 200 hải lí vùng .  Các loại địa hình khác tìm thấy trên biển - bao gồm cả đá, rạn san hô, đảo nhỏ, bãi cát - đã không được hưởng quyền này.

Sự bất ổn trên Biển Đông phát sinh do cả vị trí của nó ở trung tâm của tuyến đường vận chuyển bận rộn thứ hai trên thế giới nối kết Đông Á với Trung Đông lẫn địa thế phức tạp của nó.  Nó có chứa hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc và quần đảo Trường Sa ở trung tâm.  Cả hai quần đảo này với rất nhiều địa hình được đánh dấu là vùng đất nguy hiểm trên bản đồ hàng hải.  Các tuyến giao thông đường biển chạy vòng các nhóm đảo này vì lí do an toàn hàng hải ở phía đông gần Philippines và phía Tây gần Việt Nam.  Biển Đông quan trọng về kinh tế bởi vì nguồn cá và các nguồn tài nguyên hydrocarbon, cả đã qua kiểm chứng lẫn tiềm năng.

Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố hầu như toàn bộ biển Đông trên cơ sở phát hiện lịch sử.  Trung Quốc chiếm toàn bộ nhóm quần đảo Hoàng Sa và ít nhất bảy địa hình khác trong vùng biển Đông.  Đài Loan chiếm cho là hòn đảo duy nhất đáng tranh cãi - theo ý nghĩa pháp lí được thiết lập bởi UNCLOS trong quần đảo Trường Sa.

Phần còn lại của quần đảo Trường Sa được chia phần ra như sau: Việt Nam chiếm hơn 20 địa hình, số lượng lớn nhất, Philippines, 9, và Malaysia, ít nhất là 5.  Brunei không chiếm bất ki địa hình nào và chỉ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí .

Năm 2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tìm cách để quản lí các tranh chấp lãnh thổ của họ bằng cách thông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).  Họ cam kết giải quyết sự khác biệt một cách hòa bình mà không cần đến việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.  Tài liệu này cũng đặt ra một số hoạt động hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin rằng không bao giờ được thực hiện.

Căng thẳng hiện nay ở Biển Đông được tạo ra, một phần, vào tháng 5 năm 2009 khi Ủy ban Liên hợp quốc về các giới hạn của thềm lục địa đề ra hạn chót nộp tuyên bố thềm lục địa mở rộng, nghĩa là, vượt quá 200 hải lí.  Việt Nam và Malaysia, cả  riêng biệt lẫn phối hợp cùng nhau nộp đơn đệ trình của họ.  Điều này gây ra một phản đối của Trung Quốc.

Trung Quốc lập hồ sơ trường hợp của mình bằng cách đệ trìnhchính thức lần đầu tiên một bản đồ của Biển Đông có chín đường đứt đoạn ngang tạo thành một hình chữ u - xuống bờ biển phía đông của Việt Nam tới ngay phía bắc Indonesia và sau đó tiếp tục phía bắc lên bờ biển phía tây của Philippines.  Ho không cung cấp thêm tài liệu hơn nữa như các tọa độ địa lí chính xác của các đường này hoặc các đường này nối với nhau thế nào.  Tuyên bố của Trung Quốc ăn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập bởi các quốc gia ven biển ở đây.

Quan trọng hơn, Trung Quốc để tuyên bố của nó không rõ ràng:   Bản đồ hình chữ u của Trung Quốc có đòi hỏi chủ quyền đối với tất cả các đảo và các địa hình hay không?  Bản đồ đó có đòi hỏi toàn bô vùng biển là vùng lãnh hải của Trung Quốc hay không?  Hoặc là Trung Quốc đòi hỏi rằng những khối đá  (rock) của nó thật sự là đảo được quyền có một vùng đặc quyền kinh tế?

Trung Quốc đã gây sức ép các công ti Mĩ không được trơ giúp các nước khác trong thăm dò dầu khí.  Trung Quốc đã áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm đơn phương dành cho ngư dân Việt Nam.  Năm nay, Trung Quốc đã chứng minh một sự gây hấn bất thường trong việc can thiệp  các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí hoạt động trong các  vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền.  Việt Nam đã phản ứng lại viêc cắt dây cáp trên hai tàu của mình bằng cách đưa một tàu ra biển trờ lại có tàu vũ trang hộ tống và bằng cách tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở các vùng nước ven biển.

Đông Nam Á của các quốc gia nguyên đơn tìm cách giải quyết tranh chấp của họ với Trung Quốc bằng cách kết nhóm lại với nhau và thông qua một vị thế chung   Sau đó, họ muốn đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở đa phương.  Trung Quốc khẳng định rằng tất cả các tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trên cơ sở song phương vói các quốc gia liên quan trực tiếp.  Sự khác biệt trong cách tiếp cận này đã cản trở những nỗ lực ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc để có những đường hướng làm sống lại Tuyên bố năm 2002 đang hấp hối và nâng cấp DOC thành Quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lí thực hiện hơn.

Hoa Kì và các cường quốc hàng hải khác khẳng định họ là các bên liên quan hợp pháp và nên là một phần của quá trình này. Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton đã khẳng định rằng Hoa Kì có một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong việc sử dụng mở đối với vùng biển hàng hải công cộng ở Châu Á và trong sự tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông.

Sự quyết đoán hung hăng của Trung Quốc đã phản tác dụng.  Nó đã thúc đẩy các quốc gia ASEAN nguyên đơn lại gần nhau hơn và cung cấp cơ hội cho Indonesia, chủ tịch ASEAN năm 2011, khẳng định tính trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực.  Các nước Đông Nam Á muốn Hoa Kì vẫn tiếp tục can dự và trợ giúp những nỗ lực của họ trong việc đối phó với Trung Quốc.  Ngoài ra, các đồng minh hiệp ước Philippines và Hoa Kì đang hợp tác chặt chẽ hơn về các vấn đề quốc phòng.  Việt Nam và Hoa Kì đang thúc đẩy quan hệ quốc phòng non trẻ của họ.

Điều quan trọng là ASEAN và những cường quốc ủng hộ chính thành công trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trên cơ sở của UNCLOS.  Nếu không, "kẻ mạnh sẽ làm những gì họ có thể làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải chịu", như sử gia Hi Lạp Thucydides đã nêu nhiều thế kỉ trước.  Việc Trung Quốc chuyển đổi Biển Đông thành một phiên bản hiện đại của "mare nostrum#" (biển của chúng ta) sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lí quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu.

  • Huỳnh Phan (Quĩ nghiên cứu Biển Đông) dịch từ asiatimes
Theo:vietnamnet.vn